Cứu Tam Phục là một trong những phương pháp trị liệu đặc trưng của y học cổ truyền, dựa trên nguyên lý thuận theo tự nhiên để điều hòa âm dương, trừ hàn tà và nâng cao sức khỏe. Vào ba mươi ngày nóng nhất trong năm – gọi là Tam Phục – cơ thể con người dễ hấp thụ Dương khí từ thiên nhiên, nếu được tác động đúng cách sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh do hàn thấp gây ra. Với tính khoa học, tự nhiên và hiệu quả lâu dài, Cứu Tam Phục ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe hiện đại.
1. Cứu Tam Phục là gì?
“Tam Phục” là ba mươi ngày nóng nhất trong năm (Sơ Phục, Trung Phục trung, Mạt Phục), theo lịch tiết khí cổ truyền.
Cứu Tam Phục chính là việc hơ ngải cứu, dán Tam Phục cao vào đúng ba thời điểm này nhằm tận dụng lúc Dương khí thiên nhiên thịnh nhất để đẩy lùi hàn tà, phục hồi chính khí, ngăn bệnh tật xuất hiện và tái phát.
2. Cơ chế khoa học của Cứu Tam Phục
Theo y học cổ truyền:
-
Dương khí thịnh vào Tam Phục giúp da và lỗ chân lông mở ra, các huyệt đạo cũng được khai thông, tạo điều kiện lý tưởng phương pháp cứu ngải, dược liệu dễ dàng thẩm thấu qua da và kinh lạc để “khu hàn” (trừ lạnh), “phù dương” (tăng sức đề kháng).
-
Ngải cứu có tính ấm, mùi thơm, khả năng thẩm thấu nhanh vào huyệt đạo, giúp kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau, chống viêm và điều hòa chức năng tạng phủ.
- Tam Phục cao là cao thuốc được điều chế từ các vị Tân ôn như: Bạch giới tử, Ma hoàng, Tế tân, Cam toại, Diên hồ sách, Gừng tươi,... giúp hấp thu qua da theo khí huyết đi thẳng đến vị trí bệnh.
Theo y học hiện đại:
-
Khi hơ ngải cứu, nhiệt độ tại vùng huyệt tăng lên, kích thích các mao mạch giãn nở, tăng tuần hoàn máu, cải thiện hệ miễn dịch.Thành phần cineol và borneol trong ngải cứu có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, điều tiết thần kinh thực vật.
- Tam Phục cao chứa các vị thuốc có tác dụng bổ dương trừ hàn, hấp thụ qua da điều trị các bệnh lý.
3. Lợi ích nổi bật của phương pháp Cứu Tam Phục
-
Tăng cường dương khí, hỗ trợ người thể hàn, hay lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng nát, tay chân lạnh, mệt mỏi, uể oải.
-
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính do hàn thấp như:
-
Hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang, ho lâu ngày.
-
Đau mỏi xương khớp, tê bì chân tay.
-
Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy.
-
-
Điều hòa miễn dịch, nâng cao sức đề kháng tự nhiên, nhất là với người già, trẻ em, người có thể trạng yếu.
4. Đối tượng nên thực hiện Cứu Tam Phục
-
Người có thể hàn, dễ nhiễm lạnh, thường xuyên ốm vặt.
-
Bệnh nhân mắc bệnh hô hấp mạn tính: hen phế quản, viêm xoang, viêm họng, viêm mũi dị ứng.
-
Người bị đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
-
Người có rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích do hàn.
-
Người đang hồi phục sau bệnh, sau phẫu thuật, suy nhược cơ thể.
Chống chỉ định:
-
Phụ nữ mang thai, người đang sốt cao, có vết thương hở tại vùng cứu.
-
Người dị ứng với khói hoặc tinh dầu ngải.
5. Thời điểm thực hiện Cứu Tam Phục
Cứu Tam Phục được thực hiện vào 30 ngày Tam Phục hàng năm:
-
Sơ phục: 10 ngày bắt đầu từ Canh thứ 3 sau Hạ chí.
-
Trung phục: 10 ngày bắt đầu từ Canh thứ 4.
-
Mạt phục: 10 ngày bắt đầu từ Lập thu Canh đầu tiên
6. Cách thực hiện Cứu Tam Phục
Phương pháp truyền thống
Cứu ngải:
-
Dùng điếu ngải cứu hơ cách da khoảng 3–5 cm hoặc mồi ngải cứu tại các huyệt vị như: Phế du, Thận du, Túc tam lý, Trung quản, Quan nguyên, Mệnh môn, Khí hải, Định suyễn, Phong môn, Thiên đột (gia giảm tuỳ theo tình trạng bệnh nhân)
-
Thời gian hơ mỗi huyệt: 10–15 phút.
-
Liệu trình: 3–5 lần/đợt Tam Phục.
Dùng cao thuốc
- Bài thuốc có thể dùng các vị như: Ma hoàng, Bạch giới tử, Cam toại,... có tính cay ấm, tán hàn nấu thành dạng cao đặc, làm thành miếng dán đường kính khoảng 10mm, dày 3mm. Sau đó dán lên huyệt gia giảm tuỳ vào bệnh lý của bệnh nh
- Thời gian lưu cao: 4-6 tiếng.
-
Có thể kết hợp sử dụng trà ngải cứu, thang thuốc bổ dương, tăng sức đề kháng.
Nên thực hiện tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín hoặc dưới hướng dẫn của chuyên gia Đông y để đảm bảo an toàn.
7. Những trường hợp không nên áp dụng Cứu Tam Phục
- Giai đoạn cấp của bệnh mạn tính
- Giai đoạn sốt cấp tính của viêm phổi và các bệnh truyền nhiễm khác
- Trẻ có cơ địa đặc biệt, viêm da tiếp xúc hoặc các bệnh ngoài da không nên dán
- Vùng da tại vị trí cứu, dán bị tổn thương, lở loét
- Người mắc các bệnh nặng về tim phổi
- Người thể âm hư hỏa vượng
- Người có triệu chứng cấp tính như ho, tiêu chảy không nên vội vàng thực hiện
- Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi nên thận trọng
8. Lưu ý khi cứu Tam Phục
- Khi cứu ngải nên chọn cứu nơi kín gió, ấm áp.
-
Không để ngải quá gần da tránh phỏng. Đảm bảo bệnh nhân cảm thấy ấm nóng, vùng da cứu ửng hồng là đạt.
-
Sau khi cứu, tránh gió lạnh, không tắm ngay, có thể uống 1 ly trà ấm, giữ ấm sau cứu ít nhất 30 phút.
-
Nên kiêng ăn đồ lạnh, sống, đồ kích thích, đồ béo ngọt, sinh đàm, thức ăn khó tiêu trong ngày thực hiện.
-
Hiệu quả cao nhất khi kết hợp với điều chỉnh lối sống, ăn uống ấm nóng, ngủ nghỉ hợp lý.